Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

4.62 Điều chế và giải điều chế MPAM

Hãy mô phỏng điều chế và giải điều chế MPAM ở kênh truyền nhiễu trắng trong hai trường hợp có chuẩn hóa và không có chuẩn hóa tín hiệu trước khi phát lên kênh truyền.

Giải: Với điều chế MPAM, chúng ta dùng hàm điều chế qammod() và hàm giải điều chế qamdemod(). Để tính toán hệ số chuẩn hóa, chúng ta dùng hàm modnorm(). Hàm modnorm() thực chất là hàm tính công suất trung bình của M điểm trong biểu đồ chòm sao.

% Trường hợp 1: Không chuẩn hóa công suất ra sau bộ điều chế
M = 4;
s = randi([0 M-1],1,100);
% Điều chế PAM
Tx = pammod(s,M);
% Công suất trung bình của tín hiệu ra
Average_Pow = mean(abs(Tx).^2)
% Giả sử tín hiệu thu bằng tín hiệu nhận
Rx = Tx;
% Giải điều chế
s_ = qamdemod(Rx,M);
% So sánh chuỗi phát và nhận
isequal(s,s_)

% Trường hợp 2: Có chuẩn hóa
input = 0:M-1;
const = pammod(input,M);
% Hệ số chuẩn hóa Scale
Scale = modnorm(const,'avpow',1);
s = randi([0 M-1],1,100);
% Điều chế và chuẩn hóa công suất phát với hệ số Scale
Tx = Scale * pammod(s,M);
% Tính lại công suất phát xem đã chuẩn hóa chưa?
Average_Pow = mean(abs(Tx).^2)
% Tín hiệu nhận: lưu ý chia lại với hệ số Scale
Rx = Tx/Scale;
% Giải điều chế
Rx = pamdemod(Rx,M);
% So sánh chuỗi phát và nhận
isequal(s,Rx)



Chúng ta có các nhận xét sau:
 - Công suất trung bình của tín hiệu khi không có chuẩn hóa công suất là 5.32 và khi có chuẩn hóa là 1.
- Khi không có chuẩn hóa công suất, chúng ta sẽ giải điều chế sai mặc dù kênh truyền là không có nhiễu.
Ngoại trừ điều chế MPSK, các điều chế về biên độ đều cần chuẩn hóa công suất trung bình của tín hiệu sau điều chế về một. Quá trình chuẩn hóa cần thực hiện đồng thời ở máy phát và máy thu để đảm bảo cho quá trình điều chế và giải điều chế là đúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

2.16 Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong ma trận

Cho ma trận X = [1 2 3; 4 5 6; 7 8 9]. Hãy a. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất theo hàng. b. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất theo...