Hiển thị các bài đăng có nhãn phân bố hàm mũ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phân bố hàm mũ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

4.15 Định lý giới hạn trung tâm

Kiểm chứng lại định lý giới hạn trung tâm với biến có phân bố mũ.

Giải: Đây là một ví dụ quan trọng cho phép người đọc cảm nhận được định lý giới hạn trung tâm. Việc kiểm chứng bao gồm hai bước chính là vẽ biểu đồ tần suất và vẽ phân bố Gauss có trung bình và phương sai phù hợp với biểu đồ tần suất. 

Để vẽ biểu đồ tần suất của M biến ngẫu nhiên phân bố hàm mũ, chúng ta cần tạo ra ma trận 2 chiều với   M × N trong đó N là số lượng mẫu cần thiết để vẽ biểu đồ tần suất. Chúng ta cần có N đủ lớn để biểu đồ tần suất đạt được mức hội tụ cần thiết. Cần lưu ý rằng với mỗi loại biến ngẫu nhiên thì giá trị kỳ vọng và giá trị phương sai có mối liên hệ toán học, chứ không phải tự gán giá trị bất kỳ. Trong Ví dụ này, chúng ta xem xét biến ngẫu nhiên hàm mũ, do đó phương sai sẽ là bình phương của giá trị kỳ vọng. 

Chúng ta có thể tăng giá trị M để kiểm chứng định lý giới hạn trung tâm, theo lý thuyết thì M phải tiến tới vô cùng thì biến Z n sẽ tiến tới phân bố Gaussian. 

Nguyên tắc vẽ biểu đồ tần suất chúng ta có thể tham khảo lại mục biểu đồ tần suất ở chương trước. Tuy nhiên cần nhắc lại là biểu đồ tần suất phụ thuộc vào số lượng phân đoạn dữ liệu, trong Matlab gọi là Bin. 



 Kiểm chứng định lý giới hạn trung tâm với biến phân bố hàm mũ. 

Tương tự như ví dụ trên, nhưng thực hiện với biến phân bố đều từ -2 đến 2.

Kiểm chứng định lý giới hạn trung tâm với biến phân bố đều từ -2 đến 2. 

2.16 Tìm giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong ma trận

Cho ma trận X = [1 2 3; 4 5 6; 7 8 9]. Hãy a. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất theo hàng. b. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất theo...